Lượt xem: 295

Hầu hết những căn bếp truyền cảm hứng mà chúng ta từng thấy trên Instagram hay ở những nhóm hội yêu bếp, yêu nhà trên mạng xã hội đều hướng tới những người nội trợ gia đình. Nhưng có một nhóm đối tượng đã bị bỏ qua - những người làm bánh.


Những người làm bánh sử dụng bếp không giống như những đầu bếp khác. Họ thường đặt ra một bộ yêu cầu khác biệt cho không gian làm việc của mình.

Mặt bàn bếp rộng rãi

Từ chiếc máy trộn bột lớn cho tới bộ ca cốc đong có chia vạch, thợ làm bánh cần rất nhiều không gian bàn bếp để có thể hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng, thuận tiện. Cách tốt nhất để có được mặt bàn bếp rộng rãi là thiết kế đảo bếp - cho nhiều không gian để thao tác mà không làm vướng víu khuỷu tay. Hãy dành tích hợp thêm ngăn kéo, kệ mở bên dưới nhằm tối đa hóa chức năng đảo bếp.

Căn bếp lý tưởng của người làm bánh cần có mặt bàn bếp rộng rãi, cho phép họ bày tất cả những dụng cụ, nguyên liệu cần thiết

Vật liệu và chiều cao bàn bếpĐảo bếp thường được thiết kế cố định nhưng nếu thiếu hụt không gian hoặc yêu thích kiểu đảo bếp có thể di chuyển xung quanh bếp, hãy lựa chọn đảo bếp di động được tích hợp tủ, ngăn kéo lưu trữ.

Khi chọn vật liệu bàn bếp, đá tự nhiên chẳng hạn như cẩm thạch là lựa chọn tốt nhất đối với những người làm bánh. Bên cạnh đặc tính chống dính, vật liệu này còn giữ cho khối bột không bị nóng mỗi khi bạn nhồi hay cán bột. Tuy nhiên, đá tự nhiên lại xốp, dễ bị ố và trầy xước nên không phải là lựa chọn tốt nhất cho những khu vực có cường độ hoạt động cao như phòng bếp.

Trong trường hợp này, hãy cân nhắc kết hợp hai vật liệu làm bàn bếp khác nhau. Bề mặt bàn bếp thao tác chính có thể làm từ các vật liệu cứng hơn như thạch anh hoặc thép không gỉ, trong khi mặt bàn bếp chuyên để làm bánh sẽ sử dụng đá cẩm thạch.

Đa phần thợ làm bánh thích chiều cao quầy thấp hơn một chút so với chiều cao quầy tiêu chuẩn để có thể nhào và lăn bột dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sơ chế, băm chặt thức ăn trên bàn bếp thấp lại không thoải mái chút nào. Vì thế, bạn nên thiết kế phần bàn bếp mở rộng có thể ẩn giấu bên dưới bàn bếp chính và chỉ được kéo ra khi cần làm bánh.

Thật nhiều không gian lưu trữ

Bạn cũng cần đảm bảo có đủ không gian lưu trữ trong bếp. Những người làm bánh thường có xu hướng tích trữ rất nhiều dụng cụ và nguyên liệu làm bánh bởi nghề bánh đòi hỏi tính chính xác cao và cần có nhiều dụng cụ để đong đo nguyên liệu theo đúng công thức.

Từ khay bánh quy với đủ kích cỡ cho đến các loại chảo đặc biệt, thìa và cốc đong, dụng cụ trang trí, giấy lót bánh cupcake, cán lăn bột, phới đánh trứng… danh sách dụng cụ làm bánh quả là vô tận. Các thiết bị cồng kềnh như máy trộn bột, máy xay thực phẩm nên được đặt cố định ở một chỗ trên bàn bếp vì chẳng ai muốn phải liên tục lấy chúng xuống rồi lại cất lên kệ hay tủ. Ngoài ra, hãy bố trí một khu vực chỉ để cất giữ nguyên liệu làm bánh.

Nếu không gian cho phép, hãy thiết kế riêng một phòng chứa đồ làm bánh. Khi lưu trữ những nguyên liệu khô ở đây, hãy chắc rằng bạn không đặt chúng cạnh những thứ tỏa nhiệt như lò vi sóng, bếp ga hay tủ lạnh.

Kệ mở là lựa chọn tốt nhất dành cho những người ít khi nấu nướng vì nó cho phép họ dễ dàng biết chính xác mọi thứ được đặt ở đâu dù chỉ nhìn thoáng qua. Với những ai thường xuyên nấu nướng, hãy lưu ý rằng dầu mỡ và bụi bẩn có thể bám dính vào những dụng cụ, nguyên liệu đặt trên kệ. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng các ngăn chia kệ hoặc kệ hồ sơ để sắp xếp các dụng cụ làm bánh khoa học hơn. Bên cạnh đó, chỉ nên lắp tủ hoặc ngăn kéo nông để không bỏ quên bất cứ thứ gì phía sau tủ.

Với những dụng cụ làm bánh có kích cỡ nhỏ hơn, hãy để chúng trong những chiếc hộp trong suốt và sắp xếp theo chức năng như khuôn bánh, thiết bị đo lường, dụng cụ trang trí… trước khi cho vào trong tủ.

Với nguyên liệu khô, hãy đựng chúng trong trong các hộp cổ rộng, trong suốt để dễ dàng lấy ra khi cần. Dán nhãn hạn sử dụng cho từng thành phần để biết khi nào cần bỏ đi.

Tủ lạnh thật lớn

Những người thợ làm bánh chuyên nghiệp luôn cần một chiếc tủ lạnh thật lớn. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, tốt nhất nên lưu trữ những nguyên liệu khô như bột mì, đường trong tủ lạnh để tránh tình trạng vón cục hay mọt bọ phá hoại.

Một số loại bánh cũng cần được làm lạnh trong tủ mát hay tủ đông, vì thế bạn sẽ cần một chiếc tủ lạnh với khoang chứa rộng hơn cả chiếc khay hay chiếc chảo lớn nhất. Tốt hơn hết, căn bếp của người làm bánh nên được trang bị tủ lạnh ngăn đông dưới. Loại tủ này có phần ngăn đông rộng rãi hơn so với tủ lạnh thông thường. Nó giúp giữ lạnh bánh sau khi được phủ kem hay trang trí.

Mặt khác, nên chọn tủ lạnh với các kệ tùy chỉnh và có thể tháo rời để có thể thoải mái lưu trữ những chiếc bánh có độ cao khác nhau.

Cân nhắc vị trí đặt lò nướng

Nên thiết kế một chỗ đặt lò nướng âm tủ thay vì đặt trên mặt bàn. Lò nướng với dung tích lớn sẽ đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu nấu nướng nhưng điều quan trọng là cần xác định vị trí đặt lò nướng. Nếu bạn nướng nhiều hơn nấu, không nên đặt lò nướng bên dưới bếp.

Thay vào đó, hãy đặt lò nướng ở vị trí dễ tiếp cận, ngay trong tầm mắt để bạn có thể theo dõi xem món bánh ngọt có bị quá lửa hay không. Bởi chỉ cần một phút lơ là, món bánh với gam màu vàng tươi hấp dẫn có thể trở nên cháy khét.

Đặt lò nướng âm tủ ở vị trí ngang tầm mắt cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn mỗi khi lấy khay hay chảo mà không phải cúi khom lưng quá nhiều.

người đàn ông đo đạc kích thước lò nướng

Độ cao lò nướng hợp lý cho giúp người làm bánh thao tác thuận tiện và an toàn hơn.

Hãy tính toán độ cao đặt lò nướng sao cho hợp lý, tránh đặt cao quá để tránh làm bỏng khuỷu tay. Đáy lò nướng nên cách mặt đất một khoảng bằng độ cao mặt bàn bếp hoặc ngay dưới mặt bàn bếp nếu bạn cần đặt một thiết bị bổ sung khác như lò vi sóng ở phía trên.

Vấn đề dọn dẹp

Những người thợ làm bánh tích trữ rất nhiều bát đã dùng, thìa đong bẩn hay chảo đầy dầu mỡ. Vì thế, đầu tư vào một chiếc máy rửa chén luôn là ý tưởng tốt cần được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, lưu ý rằng rất nhiều dụng cụ làm bánh không sử dụng được với máy rửa chén như thìa gỗ, khay hoặc chảo chống dính, đui bắt kem, một số dụng cụ nhựa hay phụ kiện máy trộn.

Nếu không có dự định sắm sửa một chiếc máy rửa chén thì hãy đầu tư cho mình một chiếc bồn rửa thật rộng và sâu để việc lau chùi tô trộn bột hay khay bánh trở nên dễ dàng hơn.

Bồn rửa sâu cũng rất hữu ích để bạn thoải mái đặt những dụng cụ bẩn trong quá trình làm bánh, giúp giải phóng mặt bàn bếp.

Bố trí ở cắm phù hợp

Có thật nhiều ổ cắm đặc biệt quan trọng với người làm bánh vì họ có thể dùng tới 2-3 thiết bị điện cùng lúc. Thêm vào đó, hầu hết các thiết bị nấu nướng đều có phần dây khá ngắn. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn kéo dây điện và dây nối dài loằng ngoằng trên mặt bàn hay mặt sàn để cắm vào chiếc máy trộn bột. Hãy bố trí ổ cắm điện ở những vị trí có tần suất sử dụng cao trong bếp. Nếu thường xuyên làm bánh ở đảo bếp, hãy bố trí thêm một vài ổ cắm ở cạnh đó.

Lắp đặt thêm điều hòa nhiệt độ

Cuối cùng, dù không bắt buộc nhưng nên có. Điều kiện lý tưởng nhất để làm bánh là trong môi trường mát mẻ, một căn bếp được trang bị điều hòa nhiệt độ sẽ đảm bảo rằng những chi tiết trang trí bằng kem sẽ không tan chảy trên bề mặt bánh quá nhanh, bơ cũng không bị mềm quá khi bạn lấy từ trong tủ lạnh ra.

Hướng dẫn đặt hàng và chế độ bảo hành

Thời gian bảo hành từ 06 tháng đến 24 tháng, lỗi 1 đổi 1

Các trường hợp được bảo hành:

- Bị lỗi do nhà sản xuất
- Vỏ hộp còn nguyên vẹn, tem bảo hành nguyên vẹn

1.Tôi muốn đặt hàng thì làm thế nào?
  • Khi các bác có nhu cầu, cách tốt nhất và nhanh nhất là hãy gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline: 0983.738.638 để được tư vấn tận tình. Hoặc các bác có thể đặt hàng qua Zalo: 0983.738.638
  • Các bác cần cung cấp chính xác Họ Tên , Sđt và Địa Chỉ , chúng tôi sẽ gửi hàng cho các bác.
  • Nếu các bác chưa tiện gọi luôn có thể điền thông tin vào các ô đặt hàng. Chúng tôi sẽ chủ động gọi lại.
2.Tôi nhận hàng và thanh toán làm sao?
  • Sau khi các bác đã đặt hàng thành công, chúng tôi sẽ gửi hàng cho các bác qua đường bưu điện, nhân viên bưu điện sẽ giao hàng đến tận nhà các bác luôn.
  • Các bác nhận hàng và thanh toán trực tiếp cho nhân viên bưu điện.
  • Thời gian nhận hàng từ 2-4 ngày tính từ lúc đặt hàng.
3. Nếu hàng bị lỗi thì làm sao?
  • Trước khi gửi chúng tôi đã kiếm tra rất kỹ, nếu không may có vấn đề gì từ nhà sản xuất chúng tôi sẽ đổi mới (1 đổi 1) trong 24 tháng đối với dòng sản phẩm PREMIUM sử dụng công nghệ BLUETOOTH MESH và ĐỘNG CƠ RÈM TỰ ĐỘNG HUNONIC ECOSYSTEM; đổi mới (1 đổi 1) trong 12 tháng đầu đối với tất cả các sản phẩm còn lại. Riêng Hunonic Datic bảo hành 06 tháng.
  • Chỉ bảo hành với các lỗi do nhà sản xuất. Chập cháy, sét đánh, tự sửa chữa sẽ ko thuộc trường hợp bảo hành.
4. Gửi hàng bảo hành như thế nào?
  • Nếu gửi lại hàng bảo hành, các bác sẽ gửi cho chúng tôi qua đường bưu điện ( nhớ là gửi CHẬM để giảm chi phí, thường chỉ mất khoảng hơn 10.000đ tiền phí)
  • Chúng tôi sẽ xử lý và gửi lại trong thời gian sớm nhất.

XEM THÊM

Hunonic nhận giải thưởng Thương Hiệu Vàng Việt Nam 2021

Hunonic nhận giải thưởng Thương Hiệu Vàng Việt Nam 2021

Tại sao Hunonic lại chọn hình lục giác làm biểu tượng nút nhấn công tắc?

Tại sao Hunonic lại chọn hình lục giác làm biểu tượng nút nhấn công tắc?

Top 10 thương hiệu nhà thông minh ở Việt Nam chất lượng nhất hiện nay

Top 10 thương hiệu nhà thông minh ở Việt Nam chất lượng nhất hiện nay

10 Công Dụng Của Ổ Cắm Wifi Hẹn Giờ

10 Công Dụng Của Ổ Cắm Wifi Hẹn Giờ

Top 10 Camera thông minh chất lượng nhất hiện nay

Top 10 Camera thông minh chất lượng nhất hiện nay

Top 10 Bộ Điều Khiển Hồng Ngoại Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Top 10 Bộ Điều Khiển Hồng Ngoại Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay sau 5p